Năm nay, ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời rơi vào ngày 1/2/2016. Theo ghi nhận của chúng tôi, từ cuối tuần trước, nhiều người dân khắp mọi miền đất nước đã tranh thủ mua đồ lễ, làm mâm cỗ cúng hoặc thả cá chép sớm.
Mua cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời:
Dù giàu hay nghèo, đến ngày này, mỗi gia đình đều mua những chú cá chép để cúng Táo Quân. Trước ngày hôm nay, tại chợ cá làng Sở Thượng (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội) từ lâu đã được biết đến là đầu mối cung cấp cá chép đỏ lớn nhất thành phố Hà Nội dịp Tết ông Công, ông Táo, giá cá chép đỏ biến động thất thường và lên xuống giá theo giờ. Các thương lái cá tại chợ cho biết, mặc dù giá khá “mềm” nhưng vẫn vắng người mua.

Hầu như năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết ông Công, ông Táo, hàng chục tấn cá chép đỏ từ khắp mọi nơi như Nam Định, Hải Dương, hay Phú Thọ đổ dồn về chợ. Sau đó, các thương lái lấy cá phân phối ra các chợ bán lẻ để phục vụ cho nhu cầu của người dân dịp này.
Có thể bạn quan tâm: vé máy bay hà nội nha trang nếu bạn và gia đình muốn đến Nha Trang xinh đẹp dịp Tết Nguyên Đán này.
Chiều hôm qua, tức 22 tháng Chạp, theo ghi nhận của chúng tôi, không khí tại chợ cá làng Sở Thượng khá trầm lắng, vắng người mua. Có lẽ vì nhiều gia đình năm nay làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời sớm so với mọi năm. Trong ngày 31/1/2016, nhiều gia đình đã cúng tiễn ông Táo và thả cá chép sớm bởi hôm nay nhiều gia đình bận đi làm, không có thời gian làm lễ. Một số người nói đùa rằng "làm lễ tiễn Táo Quân về trời sớm để tránh tắc đường".

Xếp hàng mua giò chả, bánh chưng cúng ông Công ông Táo:
Theo tục lệ truyền thống của Việt Nam, lễ cúng ông Công, ông Táo không gia đình nào có thể bỏ qua. Suốt từ sáng sớm 1/2/2016, khắp các khu chợ lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội, những cửa hàng bán hoa quả, đồ cúng lễ và cửa hàng giò chả, bánh chưng lại tấp nập khách ra vào. Vì bánh chưng, xôi, và giò là những thức cúng quan trọng trên mâm cơm cúng ông Công, ông Táo nên mặt hàng này bán rất chạy. Đa số người dân vì không có thời gian tự tay làm, nên nhiều người thường tìm mua ở các cửa hàng nổi tiếng ở Hà Nội... Trong đó, đông khách nhất có lẽ phải kể đến cửa hàng bánh chưng, giò lụa, chả trên phố Hàng Bông.
Có thể bạn quan tâm:vé máy bay giá rẻ đi đà nẵng dịp Tết Nguyên Đán 2016.
Theo chị Thủy - một chủ cửa hàng kinh doanh quán bánh chưng nổi tiếng trên phố Trần Xuân Soạn: "Năm nào cũng vậy, cứ từ khoảng 20 tháng Chạp trở đi là nhà tôi đã rất đông khách. Nhân viên ở cửa hàng phải làm việc luôn tay mới kịp phục vụ. Tuy nhiên năm nay Tết ông Công, ông Táo rơi vào ngày thứ 2 nên người dân Hà Nội có 2 ngày cuối tuần lo đi sắm sửa. Vì thế, lượng khách đến không bị ùn ứ như mọi năm".

Còn theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, từ ngày 23 đến 29 tháng Chạp, so với mặt bằng chung, giá cả các mặt hàng trong siêu thị thường cao hơn so với ngoài thị trường chợ, cửa hàng bán lẻ.
Tại Sài Gòn, không khí mua bán các mặt hàng phục vụ ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời ở khu vực hàng mã chợ Bình Tây và con đường cá cảnh Lưu Xuân Tín (quận 5), tấp nập người mua đồ để cúng lễ. Năm nay, chúng tôi ghi nhận được giá các loại vàng mã tăng từ 10 đến 20%. Theo chị Nguyễn Xuân Anh (tại quận 3), kiểu dáng vàng mã năm nay đa số vẫn như mọi năm. Tùy vào từng kiểu dáng mà một bộ đồ cúng ông Công, ông Táo có giá từ 35.000 đến 200.000 đồng. Chị Ánh cũng sắm luôn đồ vàng mã để cúng trong các dịp lễ khác trong năm./.
Xem thêm: 7 nhà hàng Hong Kong phục vụ khách xuyên tết cổ truyền và các tin tức du lịch khác tại dulichdaiduong.vn.
Đã đăng lúc : 01/02/2016