Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái là một huyện vùng cao giáp huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, Mường La của tỉnh Sơn La, và Than Uyên của tỉnh Lai Châu... Mù Cang Chải là điểm đến hấp dẫn du khách, không chỉ bởi những khung cảnh đẹp mê hồn, con người hồn hậu mà còn bởi những món ăn độc đáo, mang hương vị khó quên chỉ có tại nơi này...
Châu chấu rang Mù Cang Chải
Châu chấu ở vùng núi, trung du có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa gặt, vào khoảng tháng 5 và tháng 9. Vào mùa này, châu chấu bao giờ cũng thơm ngậy, là món ăn đặc biệt hấp dẫn khi đến Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái.
Cua suối rang muối Mù Cang Chải
Ngoài các món ăn trên, tại Mù Cang Chải còn có món cua suối rang muối khá hấp dẫn, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể thưởng thức món này, do cua suối không có sẵn. Nếu muốn thưởng thức, bạn nên chủ động gọi điện đặt trước với các nhà hàng.
Khác với loại cua sống ở biển, ở ruộng, cua suối Mù Cang Chải thường sống trong các hốc đá trên suối ở vùng cao. Thịt cua suối rất thơm, chắc và có thể chế biến thành nhiều món ngon trong đó có món Cua suối rang muối được thực khách yêu thích nhất. Cua sau khi bắt về bóc mai, rửa sạch và để cho ráo nước. Cho dầu vào chảo đun sôi, bỏ tỏi vào xào cho thơm sau đó cho cua vào đảo cho đều, rắc muối lên rang cho đến khi cua chín vàng.
Có thể bạn quan tâm: Vé máy bay đi Côn Đảo hè 2016.
Xôi nếp Tú Lệ
Truyền thuyết xưa kể rằng, xưa kia Ngọc Hoàng sai các nàng tiên mang giống lúa nếp xuống trần gian, chọn đất tốt mà gieo trồng cho dân. Các nàng tiên cùng nhau đi khắp vùng Tây Bắc, đến núi Kháu Pạ thì nhìn thấy một thung lũng bằng phẳng, rộng rãi, cây cỏ tốt tươi, các nàng tiên liền hạ cánh xuống vùng đất của bản Pha bây giờ để gieo trồng những hạt nếp giống được ban từ trên trời xuống. Mấy tháng sau, cây lúa nếp trổ bông, hạt chín vàng ươm, thổi xôi ăn không chỉ ngon mà còn có hương thơm ngào ngạt. Thế là các nàng tiên quyết định giao lại giống nếp quý hiếm này cho những người dân tộc Thái ở đây. Từ đó, ở bản Pha, đời này qua đời khác, người dân bản địa vẫn tiếp tục gieo trồng loại nếp đó, lan rộng ra cả vùng Tú Lệ, Văn Chấn. Qua thời gian, người đời này quen gọi giống nếp đó gọi là Tú Lệ.
Cốm Tú Lệ
Nếp Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) với hạt gạo to tròn, trắng trong, khi được đồ thành xôi thì dẻo thơm ngon ngọt, còn khi chế biến thành cốm thì lại có thêm hương thơm thật ngọt ngào, thanh mát.
Để làm ra những hạt cốm Tú Lệ còn giữ nguyên được hương vị đậm đà, hương thơm dịu dàng đầy sức quyến rũ mang nét đặc trưng của vùng cao, khi làm cốm, người dân tộc Thái nơi đây đã phải tuân theo từng quy trình thủ công rất công phu. Khi lúa khum ngọn, hạt gạo còn nguyên sữa thì cũng là lúc người ta gặt đem về làm cốm. Lúa để làm cốm truyệt đối không được vò hay đập mà phải tuốt, bỏ rơm và những hạt thóc lép, đem đãi qua nước cho sạch rồi cho vào chảo rang. Bếp lò để rang cốm cũng đặc biệt, thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà lại dùng củi.
Tùy theo mức độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước chừng, trung bình khoảng 10 lần giã là hoàn tất mẻ cốm. Cốm Tú Lệ thường được ăn cùng với chuối chín, trái hồng đỏ chín cây hoặc có người dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè và chế biến các món như: nem rám, tôm rán, thịt chiên quấn cốm…
Có thể bạn quan tâm: Vé máy bay đi Kiên Giang và giá vé máy bay đến các điểm du lịch khác của Việt Nam rẻ nhất hè 2016.
Cá Hồi và Cá Tầm Khau Phạ
Từ chân đèo Khau Phạ, phía bên Tú Lệ đi tiếp khoảng 7km sẽ tới khu vực nhà hàng Khau Phạ, nơi đây cũng là một trong những trang trại nuôi Cá Hồi lớn của Miền Bắc, số lượng cá Hồi nuôi ở đây lên tới 10.000 con, cá giống hoàn toàn được nhập và quy trình nuôi theo công nghệ từ Châu Âu. Nhiều món ăn ngon từ Cá Hồi (hoặc Cá Tầm) được chế biến trực tiếp tại đây để phục vụ khách du lịch, nếu đi đoàn đông các bạn có thể chọn một nồi lẩu ngọt vị đậm đà cho bữa trưa của mình.
Xem thêm: Tổng hợp các điểm du lịch đẹp hớp hồn tại Yên Bái
Đã đăng lúc : 11/04/2016